Working Hours
8h00 - 17h30
Location
Call Center
Bảng giá Nhập hàng Trung Quốc siêu rẻ
Hướng dẫn nhập hàng Trung Quốc từ Kachiusa
Nhập hàng Trung Quốc chính ngạch uy tín
Giới thiệu
Chính sách
Nguồn hàng nội địa Trung Quốc
Tin tức
Dịch vụ chuyển tiền Trung Quốc ở Việt Nam
Vận chuyển hàng hóa Thương Mại Điện Tử siêu tốc
Thông quan là thuật ngữ được sử dụng trong xuất nhập khẩu. Việc thông quan sẽ giúp hàng hóa được vận chuyển nhanh, rút ngắn được thời gian giao nhận hàng, tiết kiệm được chi phí. Vậy thông quan là gì? Quy trình thông quan hàng hóa gồm những gì? Cùng tham khảo ngay bài viết sau để biết thêm thông tin chi tiết
Theo khoản 1 Điều 4 Luật Hải quan năm 2014:
“Thông quan là việc hoàn thành các thủ tục hải quan để hàng hóa được nhập khẩu, xuất khẩu hoặc đặt dưới chế độ quản lý nghiệp vụ hải quan khác.”
Do đó mà thông quan là một thủ tục hành chính bắt buộc phải thực hiện khi giao dịch quốc tế về xuất nhập khẩu hàng hóa, phương tiện. Thủ tục thông quan giúp cơ quan quản lý nắm được thông tin và đảm bảo tính hợp pháp của hàng hóa.
Mỗi loại hàng hóa khác nhau sẽ có điều kiện để được thông quan khác nhau. Việc thông quan sẽ được thực hiện sau khi hoàn thành thủ tục hải quan. Một số vấn đề cần lưu ý trong thủ tục hải quan như sau:
Hai nhóm được áp dụng thủ tục thông quan này là hàng hóa và phương tiện, không áp dụng cho nhóm đối tượng con người.
Đối với hàng hóa, phải là những loại không nằm trong danh mục cấm xuất nhập khẩu do pháp luật Việt Nam quy định. Ngoài ra hàng hóa thông quan cũng cần đáp ứng một số yêu cầu về chủng loại, mẫu mã, số lượng, tùy vào từng trường hợp cụ thể.
Đối với phương tiện vận tải xuất nhập cảnh hoặc quá cảnh, cần đáp ứng những quy tắc được quy định trong Hồ sơ hải quan phương tiện. Trong này có nêu rõ từng loại phương tiện như máy bay, tàu biển, ô tô, đường sắt quốc tế và các loại phương tiện vận tải khác, của các cá nhân, cơ quan, tổ chức tạm nhập - tái xuất hoặc tạm xuất - tái nhập không nhằm phục vụ cho mục đích thương mại.
Để hàng hóa và phương tiện được phép thông quan, cần phải đảm bảo hoàn thành đầy đủ thủ tục hải quan. Có nghĩa là hoàn thành các bước, các trình tự theo đúng quy trình đã được quy định. Việc tiến hành thủ tục thông quan phải tuân thủ theo nguyên tắc do pháp luật đề ra.
Cần chú ý đến việc xác định người chịu trách nhiệm tiến hành thủ tục thông quan và thực hiện các nghiệp vụ hải quan. Người này cần có kiến thức, hiểu biết để đảm bảo quá trình thông quan diễn ra chính xác và hợp lệ.
Theo quy định thì quy trình thông quan cho hàng hóa và phương tiện xuất khẩu được quy định theo 3 bước như sau:
Người khai có thể đăng ký tờ khai hải quan thông qua đăng ký điện tử hoặc đăng ký trực tiếp ngay tại cơ quan hải quan. Người khai có trách nhiệm kê khai chính xác các thông tin chi tiết của hàng hóa như chủng loại, số lượng, mẫu mã,...
Người khai hải quan phải nộp hoặc xuất trình các loại giấy tờ liên quan đến hàng hóa xuất khẩu như hóa đơn, hợp đồng mua bán, chứng từ giao nhận, hợp đồng vận tải, giấy phép xuất khẩu và các chứng từ liên quan khác theo quy định của pháp luật
Chứng từ giấy hay chứng từ điện tử đều được chấp nhận trong hồ sơ hải quan. Yêu cầu chứng từ phải đúng, phù hợp, còn nguyên vẹn và hợp pháp.
Hàng hóa xuất khẩu được đưa đến khu vực riêng để cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra, xác nhận thực tế.
Địa điểm tập kết hàng hóa được quy định tại khoản 3 Điều 22 Luật Hải quan 2014, cụ thể như sau:
+) Khu vực cửa khẩu (bao gồm cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế)
+) Khu vực cửa khẩu bưu điện quốc tế
+) Khu vực cảng biển hoặc cảng thủy nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh. Các cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa
+) Trụ sở của Chi cục Hải quan (nơi người khai hải quan nộp hồ sơ)
+) Các khu vực khác theo quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan
+) Các cơ sở sản xuất, công trình, nơi tổ chức hội chợ, triển lãm
+) Kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ
+) Khu vực là địa điểm kiểm tra chung giữa Hải quan Việt Nam với Hải quan nước láng giềng ở cửa khẩu đường bộ;
+) Trong trường hợp cần thiết, địa điểm kiểm tra ở tại khu vực, địa điểm khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định.
Người khai hải quan thực hiện nộp các loại thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật trước khi được phép mang hàng hóa ra khỏi biên giới.
Các loại thuế, phí, lệ phí có thể bao gồm: Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, phí hải quan, phí bốc xếp hàng hóa, vé xe, thuế 26,...
Chi phí thông quan hay lệ phí hải quan người khai phải nộp cho cơ quan chức năng để chuẩn bị chứng từ, vận chuyển hàng hóa hoặc các chi phí phát sinh khác.
Người nộp thuế phí có thể lựa chọn nộp trực tiếp tại Chi cục hải quan, nộp tại kho bạc nhà nước có tài khoản do Chi cục hải quan mở hoặc chuyển khoản qua các ngân hàng thương mại.
Mức phí hải quan được ban hành theo Thông tư 14/2021/TT-BTC quy định cụ thể như sau:
Các trường hợp được miễn thu phí hải quan được quy định tại Điều 3 Thông tư 14/2021/TT-BTC, áp dụng đối với các loại hàng viện trợ nhân đạo, quà tặng cho cơ quan nhà nước, hàng hóa có tổng số tiền thuế dưới 50.000 Việt Nam đồng hay các phương tiện thường xuyên qua lại biên giới.
Để hàng hóa được dễ dàng thông quan bạn cần phải chuẩn bị giấy tờ theo đúng quy định, hiểu rõ về quy trình thủ tục, các bước thực hiện. Như vậy Kachiusa đã vừa giới thiệu đến bạn về thông quan là gì? cũng như các thông tin liên quan. Hy vọng giúp ích được bạn trong kinh doanh, giao thương quốc tế.